Phần răng mà chúng ta có thể thấy được bao phủ bởi một lớp men bảo vệ ngà răng bên dưới. nếu men răng bị phá hủy, răng trở nên nhạy cảm. điều này thường xảy ra ở chỗ răng và nướu gặp nhau (đường viền nướu) vì nơi này men răng mỏng nhất.
Phần răng mà chúng ta có thể thấy được bao phủ bởi một lớp men bảo vệ ngà răng bên dưới. nếu men răng bị phá hủy, răng trở nên nhạy cảm. điều này thường xảy ra ở chỗ răng và nướu gặp nhau (đường viền nướu) vì nơi này men răng mỏng nhất.
Có một vài nguyên nhân gây ê răng:
- Mòn răng do bàn chải: bàn chải quá cứng, chải răng không đúng phương pháp đánh răng theo hàng ngang cũng có thể làm cho ngà răng bị mòn, đặc biệt tại vị trí viêm nướu đường viền nướu.
- Mòn răng: bị mất men răng do sự tấn công của acid trong thức ăn và đồ uống. nếu men răng bị mòn thì ngà răng bên dưới sẽ bị phá hủy, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bị ê răng.
- Tụt nướu: nướu có thể tụt xuống (teo lại) và chân răng lại bị lộ ra dễ bị tổn thương, có nhiều nguy cơ gây ê răng. Bề mặt của chân răng sẽ không còn lớp men bảo vệ nữa.
- Bệnh nướu: những mảm bám, vôi răng làm cho nướu bị tụt xuống và nó sẽ phá hủy xương nâng đỡ răng. Túi nha chu có thể được hình thành trong nướu xung quanh răng, làm cho vùng răng đó khó vệ sinh sạch sẽ và có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Nghiến răng: nghiến răng là thói quen của nhiều người, nó làm cho men răng bị mòn đi nên bệnh nhân thây ê răng.
- Một vài nguyên nhân khác: răng bị mẻ hoặc là răng trám. Răng bị mẻ là nguyên nhân làm cho răng bị gẫy. một mảnh vỡ có thể kéo dài từ mặt nhai đến chân răng. Khi gặp nhiệt độ bất thường, đặc biệt là lạnh sẽ gây ra cảm giác ê buốt.
- Răng trám: một vài bệnh nhân bị ê răng trong một thời gian ngắn sau khi trám răng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị răng.